Bytedance: kỳ lân công nghệ có giá trị nhất thế giới

admin

Công ty nào là kỳ lân công nghệ có giá trị nhất thế giới?

Apple, AirBnb, Uber và thậm chí Tinder đều có điểm chung. Các công ty này bắt đầu như những công ty khởi nghiệp có giá trị và phát triển thành những gã khổng lồ công nghệ khét tiếng hoặc những kỳ lân công nghệ nổi tiếng. Nhưng công ty nào mới là kỳ lân công nghệ giá trị nhất thế giới?

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Đầu năm 2020, công ty này được định giá khoảng 140 tỷ USD
  • Bao phủ hơn 150 thị trường thế giới, cung cấp các sản phẩm với 75 ngôn ngữ khác nhau
  • Có gần 60.000 nhân viên (gấp đôi số lượng nhân viên tại Facebook)
  • Chạm mốc 1 tỷ người dùng thường xuyên vào tháng 6/2019

Bạn vẫn chưa nhận ra đó là công ty nào?

Nếu nhắc đến những cái tên sau thì sao? Cha đẻ đứng đằng sau ứng dụng chia sẻ video Tiktok, nền tảng video TopBuzz, trang tổng hợp tin tức News Republic, và ứng dụng selfie FaceU.

Câu trả lời chính là ByteDance.

Được thành lập bởi Zhang Yiming vào năm 2012, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc này chuyên về Trí tuệ nhân tạo (AI) và vận hành một loạt các nền tảng nội dung số. Với việc IPO vào đầu năm nay. Nhưng tại sao chúng ta lại ít nghe thấy cái tên này?

Câu trả lời đơn gỉản là vì ByteDance không xuất hiện nhiều trên báo chí.

Sự chênh lệch về mức độ đưa tin của các phương tiện truyền thông

Chúng ta sẽ cùng so sánh phạm vi phủ sóng truyền thông của ByteDance với phần còn lại của top 10 kỳ lân thế giới (các công ty tư nhân được định giá trên 1 tỷ USD). Và quả thật có sự khác biệt rõ ràng giữa định giá của một công ty và sự chú ý của truyền thông mà nó nhận được.

Trong hơn một triệu bài báo, ByteDance được đề cập chưa đến 10%. Trong khi đó, Airbnb hay SpaceX chiếm đến 1/3. Tất nhiên, ai trong chúng ta cũng thích đi du lịch hay “thức dậy vào buổi sáng và nghĩ rằng tương lai thật tuyệt vời” khi con người có thể sinh sống ở những hành tinh khác. Nhưng điều này vẫn không thể giải thích đầy đủ mức độ khác biệt tuyệt đối của việc này.

ByteDance
Số lượng bài viết về Top công ty kỳ lân trên thế giới. Số liệu tổng hợp từ nền tảng Signal-AI

Một lý do cho sự mất cân bằng có thể vì lượng dữ liệu từ Signal-AI được lấy chủ yếu từ các phương tiện truyền thông phương Tây. Tuy nhiên, khi so sánh thông tin của Bytedance với Airbnb và SpaceX trên luồng dữ liệu của Việt Nam thì lượng thông tin về công ty này cũng vẫn ít hơn rất nhiều.

ByteDance cùng “đế chế giao hàng” Meituan Dianping và dịch vụ gọi xe Didi Chuxing, được mệnh danh là TMD – thế hệ mới của những gã khổng lồ công nghệ đang nổi lên của Trung Quốc. TMD trái ngược với BAT (Baidu, Alibaba và Tencent), những gã khổng lồ công nghệ nổi tiếng của Trung Quốc, xuất hiện vào cuối những năm 1990.

Một số người nhìn nhận rằng BAT đã đến lúc hết thời, nhưng hiện cả 3 công ty công nghệ này vẫn đang tiếp tục thống lĩnh thị trường công nghệ Trung Quốc và nhận được chú ý lớn từ truyền thông toàn cầu. Trong đó, Tencent và Alibaba là 2 cái tên xuất hiện nhiều hơn trên các tờ báo lớn quốc tế.

Số lượng bài viết về BAT và TMD

Việc không bị truyền thông để ý quá nhiều có thể là một lợi thế cho ByteDance. Không được cộng đồng công nghệ toàn cầu đánh giá cao, ByteDance đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Công ty này phát triển hoàn toàn độc lập thay vì nhận đầu tư từ bất kỳ công ty nào thuộc nhóm BAT.

Vào năm 2016, khi được hỏi về tin đồn Tencent mua lại ByteDance, người sáng lập kiêm CEO của ByteDance – Zhang Yiming đã trả lời rằng ông không thấy rằng ByteDance sẽ trở thành nhân viên của Tencent.

Phần lớn doanh thu của ByteDance đến từ quảng cáo và bán sản phẩm/dịch vụ từ các nền tảng của họ. Đây là thị trường còn nhiều đất để phát triển, cộng với số lượng người dùng của ByteDance vẫn đang tiếp tục gia tăng. Công ty này đã thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Họ đã huy động nguồn vốn từ các quỹ như Softbank, KKR, Sequoia, General Atlantic, Hillhouse Capital Group, Coatue, SIG Asia Investment, và Source Code Capital.

Và CEO Zhang Yiming cũng đã vươn lên vị trí thứ 51 trong Danh sách tỷ phú năm 2020 của Forbes.

ByteDance là ai?

Mặc dù ByteDance xứng đáng để được nhiều người chú ý đến, nhưng không phải riêng bạn không biết đến công ty này. Trên thực tế, nhiều người Trung Quốc không quen thuộc với tên gọi ByteDance. Bởi lẽ, công ty này được biết đến nhiều hơn với cái tên “Jinri Toutiao” hay “Toutiao” (T trong TMD) ở Trung Quốc.

Jinri Toutiao được dịch ra là “Tin nổi bật hôm nay”, là tên một ứng dụng tổng hợp tin tức hàng đầu và sản phẩm đầu tiên của ByteDance. Bằng cách phân tích các đặc điểm của nội dung, người dùng và sự tương tác của người dùng với nội dung, các mô hình thuật toán của Jinri Toutiao tạo ra một danh sách nguồn cấp dữ liệu phù hợp với nhu cầu cập nhật thông tin cho từng người dùng.

Ra mắt vào tháng 8 năm 2012, Toutiao ngày càng trở nên phổ biến. Đến năm 2018, Jinri Toutiao tuyên bố có hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và thời gian tương tác trung bình là 74 phút mỗi ngày. Ứng dụng này có lượng người sử dụng nhiều hơn gần 50% so với thời gian trung bình dành cho Facebook và gấp đôi số lượt xem hàng ngày mà BBC Online nhận được trên toàn cầu. Đến nay, Toutiao là một trong những nền tảng di động lớn nhất của Trung Quốc về tạo, tổng hợp và phân phối nội dung được củng cố bằng kỹ thuật máy học.

Toutiao’s slogan “The only true headlines are the things you care about.”

Được biết đến rộng rãi với tên ứng dụng Toutiao ở Trung Quốc, điều thú vị là công ty đã được đăng ký với tên ByteDance ngay từ đầu. Việc “đổi tên” diễn ra vào cuối tháng 4 năm 2018. Trước đó, tại các sự kiện chính thức của công ty, Zhang Yiming vẫn được giới thiệu với tư cách là CEO của Jinri Toutiao. 

Động thái đổi thương hiệu gợi nhớ đến việc chuyển từ Alphabet sang Google vào tháng 8 năm 2015, khi gã khổng lồ công nghệ tự tái thiết. Việc này được cho là để “thực hiện tầm nhìn dài hạn” và bắt đầu “hoàn thành những việc đầy tham vọng hơn”. 

Đây cũng được coi là một nỗ lực để tránh xa những thông tin tiêu cực làm xấu hình ảnh công ty mà “Toutiao” liên tục nhận được. Toutiao bị kiện không ngừng nghỉ vì các vấn đề về bản quyền và quyền sở hữu nội dung. Cơ quan quản lý Trung Quốc đã ra lệnh đình chỉ ứng dụng do “nội dung thô tục”.

Các sản phẩm/dịch vụ của ByteDance trên thế giới

Thu mua: Con đường dẫn đến thành công

Tuy nhiên, thông qua một loạt các phi vụ mua đi bán lại thông minh và chiến lược mở rộng, ByteDance đã phát triển thành một công ty toàn cầu, vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Công ty này đã cho ra mắt công cụ tổng hợp tin tức TopBuzz vào năm 2015, nhằm vào thị trường Bắc Mỹ và Brazil. ByteDance cũng đầu tư vào ứng dụng tin tức Dailyhunt ở Ấn Độ vào tháng 10/2016. Và vào tháng 12/2016, ByteDance đã mua lại trang tổng hợp tin tức BaBe của Indonesia. Chưa dừng lại ở đó, ByteDance cũng đã mua ứng dụng kể chuyện bằng hình ảnh Flipagram và ứng dụng phát trực tiếp Musical.ly vào năm 2017.

Và không thể không kể đến Tiktok. TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội, dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Ứng dụng được sử dụng để tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép, khiêu vũ, hài kịch và tài năng từ 3 đến 15 giây và các video lặp lại ngắn từ 3 đến 60 giây. ByteDance lần đầu tiên ra mắt Douyin cho thị trường Trung Quốc vào tháng 9/2016.

Sau đó, TikTok đã được ra mắt vào năm 2017 cho iOS và Android ở hầu hết các thị trường bên ngoài Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, Tiktok chỉ thực sự phổ biến trên thế giới kể từ khi ứng dụng này hợp nhất với Musical.ly vào tháng 8/2018.

TikTok và Douyin có giao diện người dùng gần như giống nhau nhưng không có quyền truy cập nội dung của nhau. Mỗi máy chủ của họ đều dựa trên thị trường có sẵn ứng dụng tương ứng.

Dù mới chỉ ra mắt được 3 năm nhưng Tiktok đã dần trở thành xu hướng và trở thành một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong thập kỷ vừa qua.

TikTok có tỷ lệ tương tác với người theo dõi cao nhất trên 100.000 hồ sơ người dùng được lấy mẫu trong một dự án nghiên cứu trực tuyến do Influencer Marketing Hub thực hiện.

Nhưng sự nổi lên của TikTok đã đi kèm với nhiều tranh cãi. Vào tháng 2/2019, ByteDance đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ phạt 5,7 triệu USD sau khi bị cáo buộc thu thập bất hợp pháp thông tin cá nhân của trẻ em dưới 13 tuổi. 

Vào tháng 4/2019, ByteDance đã được yêu cầu gỡ Tiktok ra khỏi Play Store và Apple Store ở Ấn Độ để tuân theo lệnh tòa do nội dung “không phù hợp”. Và trong tháng 7/2019, TikTok bị điều tra ở Vương quốc Anh vì những lo ngại về cách ứng dụng này xử lý dữ liệu và sự an toàn của trẻ em.

Độ phủ truyền thông khó nắm bắt của kỳ lân công nghệ

Các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin về ByteDance chủ yếu xoay quanh ứng dụng toàn cầu phổ biến nhất – TikTok. Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn cho thấy sự gia tăng số lượng bài báo tỷ lệ thuận với các báo cáo về việc ByteDance đang nghiên cứu dịch vụ phát nhạc trực tuyến và có thể đang tìm cách ra mắt điện thoại thông minh của riêng mình.

Nguồn SignalAI

Mặc dù dữ liệu cho thấy tình cảm toàn cầu đối với ByteDance có vẻ kém tích cực hơn nhiều so với Facebook, nhưng thật khó để đưa ra kết luận liệu có sự thiên vị truyền thông giữa các kỳ lân công nghệ Trung Quốc và Mỹ hay không. Ngoài ra, nhóm PR của Facebook có đơn giản là đang làm tốt hơn không? 

Trong một bước ngoặt thú vị, ByteDance đã thuê cựu giám đốc điều hành cấp cao của Facebook Blake Chandlee vào tháng 6/2019 làm người đứng đầu quan hệ đối tác chiến lược cho TikTok. Chandless từng là phó chủ tịch phụ trách quan hệ đối tác toàn cầu của Facebook. Trước khi gia nhập Facebook, ông là giám đốc thương mại của Yahoo UK. Vì vậy, ai biết được ByteDance sẽ làm gì tiếp theo…

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Add Comment *

Name *

Email *

Website