Cú sốc mang tên COVID-19 đã khiến thế giới thay đổi sâu sắc cũng như làm chao đảo nền kinh tế của các quốc gia. Nhưng nếu là một doanh nhân, một nhà đầu tư, bạn phải nhận thức được những gì đang xảy ra trên thế giới. Trong bài viết này, Nhà báo Isabella Cota đưa ra cho chúng ta biết những cách hiểu những con số và xu hướng mà chúng ta thấy hàng ngày để hình thành cách đọc báo thông minh hơn.
“Bạn đã ở đâu khi nhận ra rằng đại dịch sẽ thay đổi cuộc đời bạn?”
Đối với Isabella Cota, một nhà báo chuyên về các vấn đề kinh tế vĩ mô, khoảnh khắc trầm lắng đó xảy ra khi cô đang tham dự một đám cưới vào cuối tháng Hai. Một người bạn làm trong ngành y tế nói với cô rằng, vào một thời điểm nào đó trong năm, thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ, một căn bệnh mới sẽ xuất hiện và nếu chính phủ không sớm hành động, một cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng sẽ xảy ra.
Chỉ vài ngày sau, sức lan tỏa của COVID-19 khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng Cota khẳng định rằng “nhiều người quen đọc tin tức đã thấy đại dịch đang đến và nghĩ tới việc thực hiện các biện pháp bảo vệ ngay cả trước chính quyền.”
Đối với nhà báo, thông tin chính là vàng, là công cụ tốt nhất mà ai cũng đều có thể tiếp cận miễn phí, giúp họ đưa ra các quyết định quan trọng đối với sức khỏe và tài chính.
“Nếu bạn muốn đầu tư tiền hiệu quả, bạn phải hiểu về tiền và để hiểu được tiền, bạn phải đọc tin tức về kinh tế, tài chính và khoa học”, một chuyên gia tham gia ngày hội MoneyFest ảo cho biết.
Tuy nhiên, ở Mexico, nơi Isabella Cota sinh sống tồn tại quan điểm kỳ thị những con số và nhiệm vụ của giới truyền thông là phải giải thích cho người đọc hiểu những tin tức kinh tế ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ như thế nào.
“Nếu phương tiện truyền thông không đưa ra thông tin đó, thì chính phương tiện truyền thông đang làm công chúng thất vọng, chứ không phải ngược lại.”
Isabella Cota đã chỉ ra 3 chìa khóa quan trọng để sử dụng tin tức tài chính, qua đó đưa ra quyết định tốt hơn.
1. Hãy vượt qua nỗi sợ hãi của bạn bằng sự tò mò
Bạn phải đặt câu hỏi cho bản thân, nhưng đừng hoảng sợ. “Nếu có điều gì đó mà đại dịch đã mang lại cho tất cả chúng ta, thì đó là nỗi sợ hãi. Sợ bị nhiễm bệnh, mất việc làm, nói lời chia tay với người thân yêu, v.v. ”.
“Chúng ta phải tiếp cận thông tin mà không sợ hãi và không để bản thân bị cuốn theo những tin tức tiêu cực. Do đó, cần nhớ rằng các tiêu đề bài báo không phản ảnh được nội dung của bài viết và bạn phải tìm kiếm thông tin thêm từ các nguồn khác nhau.
2. Google là đồng minh của bạn
“Các phương tiện truyền thông giống như những thư viện tuyệt vời của những câu chuyện,” Isabella nói. “Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào, bạn cần tham khảo Google để biết giới truyền thông nói gì về thương hiệu hoặc cơ hội đầu tư mới.”
Hay đơn giản hơn, bạn hoàn toàn có thể theo dõi truyền thông nhanh hơn, dễ dàng hơn và chính xác thông qua Công cụ theo dõi và cảnh báo thông tin VnAlert để nhìn tổng quan hay theo dõi một câu chuyện mình quan tâm. Bạn sẽ biết được thông tin nào đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn, hay thông tin đó có quan trọng hay không.
3. Bạn không cần phải tin vào mọi thứ
Một trong những tác động đáng tiếc nhất của đại dịch là sự lan truyền của những thông tin sai lệch, tin giả, tin bịa đặt. Thậm chí, một nghiên cứu nói rằng đã có 800 người trên thế giới tử vong vì tin tức giả về coronavirus. Điều này thật đáng quan ngại.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể xác định được tin tức thật?
Isabella đã đưa ra 3 yếu tố để nhanh chóng xác định thông tin nào là đáng tin cậy:
- Khi các ghi chú hoặc liên kết xuất hiện mà không đến từ nguồn chính thống hoặc có uy tín,đừng mở chúng.
- Nếu thông tin đến từ một phương tiện truyền thông mà bạn không biết, đừng đọc nó.
- Cuối cùng, nếu những gì bài báo nói có vẻ không đúng hoặc không hợp lý, đừng chia sẻ nó.
“Các phương tiện truyền thông có thể mắc sai lầm, nhưng họ cũng đưa ra những câu chuyện hấp dẫn. Những câu chuyện này rất quan trọng và chúng dạy chúng ta điều gì đó. Thông tin được tiêu thụ với sự bình tĩnh, tò mò và tâm hồn cởi mở chính là công cụ kiếm tiền tốt nhất” , Cota kết luận.
Theo entrepreneur